Thông tin về sự cần thiết của hệ thống chống sét

Theo tính toán của các nhà khoa học, vào một thời điểm bất kỳ, trên trái đất chúng ta đang sống có khoảng 2000 cơn dông hoạt động. Mỗi cơn dông trung bình thường kéo dài từ 2 đến 4 giờ đồng hồ và có thể tạo ra 1000, 2000 cú phóng điện xuống mặt đất. Người ta đã từng ví, cơn dông như một nhà máy điện có công suất khoảng vài trăm MegaWatt với điện thế lên tới hàng tỷ Volt, nguồn điện của một tia sét xuất hiện trong cơn dông có thể dùng để thắp sáng bóng đèn 100W trong vòng 3 tháng. Với cường độ mạnh như vậy, dông sét là một trong số những hiểm họa thiên tai vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng con người và gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản vật chất.

Năm 1769, khi đó nhân loại chưa biết đến những thiết bị chống sét như ngày nay. Một thảm hoạ đã xảy ra khi sét đánh trúng kho dự trữ thuốc nổ hơn 1000 tấn tại một thành phố của Italia. Cả toà nhà nổ tung và làm chết hơn 3000 người sống trong thành phố. Cho đến khi phát minh đầu tiên của nhà bác học Franklin về chiếc cột thu lôi ra đời, những thiệt hại khủng khiếp do sét đánh như thế không còn xảy ra nữa. Kể từ đó đến nay, tuy không chế ngự được hoàn toàn, nhưng những thiết bị chống sét đã góp phần giảm thiểu đáng kể thiệt hại do sét gây ra nhằm bảo vệ cuộc sống con người. Trải qua hơn 200 năm kể từ khi xuất hiện chiếc cột thu lôi đầu tiên, công nghệ phòng chống sét ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Năm 2001, ngành điện Việt Nam có khoảng 400 sự cố, 50% trong số đó là do sét gây ra. đặc biệt ngày 4/6/2001, sét đánh nổ một máy cắt 220 KV của Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình. Sự cố đã khiến lưới điện miền Bắc bị rã mạch, nhiều nhà máy điện bị tách ra khỏi hệ thống. Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác bị mất điện trên diện rộng.

Bản đồ mật độ sét trên toàn thế giới - Việt nam là nước có rất nhiều sét, có khoảng trên 20 lần /1 km2/1 năm.

< Trở lại

Bài viết liên quan